1.Ngành công nghệ thông tin là gì?
Công nghệ thông tin là lĩnh vực nghiên cứu về phần cứng, phần mềm quy trình vào việc tạo ra, xử lý, truyền dẫn, lưu trữ và khai thác thông tin. Trong thời gian của thế giới “phẳng” như ngày nay, công nghệ thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng, không thể thiếu được trong sự phát triển của xã hội. Công nghệ thông tin đã trở thành một phần tất yếu, là cầu nối giữa các thành phần của một xã hội toàn cầu.
Trong hệ thống ngành nghề được đào tạo ở bậc Đại học, Cao đẳng, Công nghệ thông tin luôn được xem là sự lựa chọn thông minh của các học sinh phổ thông bởi tính ổn định và sự hấp dẫn của các cơ hội nghề nghiệp.
2.Đào tạo ngành công nghệ thông tin
Các chuyên ngành đào tạo:
– Mạng máy tính & truyền thông
– Công nghệ phần mềm
– Khoa học máy tính
– Hệ thống thông tin quản lý
Các môn học chuyên ngành: Lập trình NET, Kiến trúc máy tính, An toàn bảo mật, Quản trị mạng, Nguyên lý hệ điều hành, Hệ quản trị CSDL, Công nghệ đa phương tiện, Lập trình hướng đối tưởng, Lập trình web, Ngôn ngữ chính thức, Mạng máy tính, Lunux và công nghệ nguồn mở, Phân tích và thiết kế hệ thống, Công nghệ phần mềm…
3.Học ngành Công nghệ thông tin ra trường làm gì?
Cơ hội việc làm của Công nghệ thông tin cho bạn rất nhiều lựa chọn hấp dẫn :
– Lập trình viên: người trực tiếp tạo ra các sản phẩm công nghệ như phần mềm, hệ thống thông tin;
– Kiểm duyệt chất lượng phần mềm: trực tiếp kiểm tra chất lượng các sản phẩm công nghệ do lập trình viên tạo ra;
– Chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính;
– Chuyên gia quản lý, kinh doanh, điều phối các dự án công nghệ thông tin;
– Giảng dạy và nghiên cứu về công nghệ thông tin tại các cơ sở đào tạo…
4. Kiến thức, kỹ năng đạt được sau khi tốt nghiệp
4.1. Về kiến thức:
– Kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa hoc kinh tế, khoa học chính trị.
– Kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên, đáp ứng cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
– Kiến thức chuyên môn công nghệ phần mềm bao gồm: mô hình hóa tiến trình nghiệp vụ trong các tổ chức; phương pháp phân tích và thiết kế phần mềm, cài đặt phần mềm; triển khai các giải pháp kỹ thuật và công nghệ để xây dựng, vận hành hệ thống phần mềm; quản trị các dự án phần mềm.
– Kiến thức chuyên môn hệ thống thông tin và mạng truyền thông gồm: kỹ thuật khảo sát, thiết kế, triển khai và tích hợp hệ thống thông tin; phương pháp thiết kế, cài đặt, kiểm thử, quản trị và bảo mật mạng máy tính; ứng dụng các phương pháp mô hình hóa, mô phỏng, trí tuệ nhân tạo để xây dựng các hệ thống tích hợp dữ liệu, hệ trợ giúp quyết định.
4.2. Về kỹ năng
– Kỹ năng chuyên môn về lĩnh vực công nghệ phần mềm, lĩnh vực hệ thống thông tin và mạng máy tính;
– Kỹ năng triển khai giải pháp công nghệ thông tin, kỹ năng học hỏi và tự nghiên cứu nắm bắt công nghệ mới.
– Kỹ năng phân tích, lập luận, giải quyết vấn đề, lập trình các phần mềm máy tính, phần mềm điện thoại di động, phần mềm tương tác như ứng dụng trò chơi, ứng dụng Internet;
– Kỹ năng triển khai và quản trị hệ thống thông tin và mạng máy tính.
– Kỹ năng thuyết trình và giao tiếp hiệu quả, làm việc theo nhóm hướng tới mục tiêu chung.
– Năng lực quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong dự án thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin
– Năng lực ngoại ngữ TOIEC 450 và có khả năng giao tiếp.
– Kỹ năng làm việc độc lập, quản lý công việc, thái độ chuyên nghiệp và thích ứng với môi trường hiện đại và hội nhập.
5. Cơ hội việc làm:
Theo Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông cho hay, tổng số nhân lực trong ngành công nghệ thông tin hiện nay là hơn 600.000 người, trong đó số lao động đang làm việc trong các ngành công nghiệp phần cứng – điện tử là khoảng 300.000 người. Số còn lại thuộc về lĩnh vực công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung số. Cũng theo Báo cáo này, Việt Nam cần khoảng 1,2 triệu nhân lực công nghệ thông tin vào năm 2020.
Như vậyngành Công nghệ thông tin luôn là ngành có nhu cầu nhân lực rất lớn trong giai đoạn hiện nay và trong rất nhiều năm tới.
Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư ngành Công nghệ thông tin có thể làm việc ở các vị trí như:
– Cán bộ kỹ thuật, quản lý điều hành, quản trị dự án trong lĩnh vực CNTT.
– Chuyên viên tin học trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức doanh nghiệp.
– Kỹ sư phát triển phần mềm, chuyên viên kiểm thử phần mềm tại các công ty giải pháp phần mềm.
– Kỹ sư hệ thống thông tin, chuyên viên quản trị hệ thống mạng, chuyên gia an ninh mạng và bảo mật.
– Lập trình viên ứng dụng di động, phát triển game.
– Cán bộ nghiên cứu và giảng dạy tại các Viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo.
– Kỹ sư nghiên cứu và phát triển công nghệ cho các doanh nghiệp ứng dụng CNTT.
6.Mức lương
Nhìn chung, mức lương lập trình viênlúc phổ biến từ khi mới ra trường/chưa có kinh nghiệm đến nhân viên là từ hơn 5,64 triệu đồng đến 11,25 triệu đồng. Thường khi bạn là lập trình viên mới ra trường thì mức lương của bạn sẽ từ 5 – 6 triệu / tháng, trường hợp nếu như bạn đã có vài năm kinh nghiệm từ việc tham gia các dự án ngoài thì sẽ có mức lương cao hơn, từ 6 – 10 triệu/tháng hoặc thậm chí là tính theo USDchứ không phải theo VND nữa (Số liệu thống kê khảo sát từ Internet).
- Đối với các lập trình viên mới ra trường & junior level, mức lương khoảng 5-8 triệu/tháng.
- Đối với các lập trình viên có kinh nghiệm, senior level từ 3-5 năm thì mức lương trung bình khoảng 15-20 triệu/tháng.
- Đối với các lập trình viên chinh chiến 5-7 năm, trung bình khoảng 20-30 triệu/tháng.
- Trên 7 năm, con số này dao động khá nhiều, và tuỳ vào tố chất và năng lực phát triển các hướng lâu dài của mỗi lập trình viên
(Thống kê khảo sát từ 1000 ứng viên IT, qua kênh VietnamWorks – topITworks, năm 2017)
Chúc các bạn thành công!