HƯỚNG DẪN HỌC SINH CÁCH ĐỂ PHỎNG VẤN ĐÂU TRÚNG ĐẤY VÀ QUAY VIDEO THẬT ẤN TƯỢNG

A. TIP PHỎNG VẤN ĐÂU TRÚNG ĐẤY!
Sau vòng xét hồ sơ, phỏng vấn là cơ hội duy nhất để bạn trực tiếp lăng-xê bản thân và chia sẻ nguyện vọng nhận học bổng của mình. Dưới đây là danh sách những câu hỏi bạn có thể phải đối mặt khi đi phỏng vấn xin học bổng: từ những câu hỏi thông dụng cho đến những câu hỏi “cân não” mà các đại học đã từng áp dụng cho ứng viên của trường.

Sau đây là những việc bạn nên làm khi chuẩn bị phỏng vấn :

  1. 1. ĐỌC LẠI MỘT LẦN NỮA KẾ HOẠCH HỌC TẬP
    Nhiều trường sẽ phỏng vấn, nội dung phỏng vấn căn cứ vào nội dung bạn đã đề cập đến bản KHHT mà đã gửi cho nhà trường.
    Những câu hỏi quá quen thuộc và kinh điển như:
    Vì sao bạn chọn trường này, vì sao bạn chọn ngành này ( Cho bạn nào học trái chuyên ngành trước đó), Vì sao bạn nghĩ bạn phù hợp với môi trường này?….
    Những câu hỏi này các bạn đã chuẩn bị kĩ chưa ạ? Nếu chưa thì nên tự suy nghĩ ngay bây giờ và rèn luyện cho bản thân những câu trả lời ” ĐÚNG – TRÚNG – ĐỦ – HAY” nhé. Nên nhớ, HAY nằm ở cuối cùng trong 4 tiêu chí để có 1 câu trả lời hoàn hảo nhất. Chỉ cần chân thành và thông minh thì chắc chắn các giáo viên sẽ bị bạn chinh phục.
    * Nhiều bạn sử dụng dịch vụ viết hộ KHHT cần chú ý nhé. Đừng để nuối tiếc khi không chuẩn bị tốt bước này.
  2. LUYỆN NGHE – ĐỌC – NÓI HẰNG NGÀY
    Thời gian còn lại cho các bạn apply CSC nếu bị phỏng vấn, Học bổng Khổng tử

Các bạn cày phim đi, luyện nghe qua app đi, xem các video phỏng vấn đi, đừng trước gương tập nói thật nhiều lần cho thật tư tin lưu loát , đẻ khi phỏng vấn với một tâm thế: “Tôi đã chuẩn bị  cho ngày này từ rất lâu ròi”

  1. TÌM HIỂU VỀ TRƯỜNG MÌNH APPLY, NGÀNH MÌNH HỌC

    Năm thành lập – chuyên ngành đào tạo chính của trường – thứ hạng của trường….. Để từ đó có những chiến lược trả lời phỏng vấn hợp lý. Và để màu mè hơn cho câu trả lời lý do chọn trường😊

Vì sao lại chọn ngành này ( nhất là những bạn đổi chuyên ngành )

  1. KIỂM TRA MAIL THƯỜNG XUYÊN
    Đến giai đoạn này rồi, mail đừng để 3-4 ngày mới check. Vì có những trường như ad biết chỉ báo phỏng vấn trước 1 ngày. Đừng để lỡ mất cơ hội chỉ vì một thói quen lười check mail.
  2. ĐĂNG KÍ VÀ SỬ DỤNG THUẦN THỤC WECHAT
    Phỏng vấn đa phần qua wechat, hôm nay Ad cũng có một bạn học sinh của Ad chưa có wechat – một điều vô cùng tối kị,
    Hiện tại wechat ở VN rất khó để đăng kí thành công. Nhưng trăm lời giải thích của bạn cũng vô ích vì cờ đến tay mà không phất thì đó là thiếu sót của bản thân rồi.
  3. PHỎNG VẤN MÀ, CHÚ Ý ĐẾN BẢN THÂN
    Có ai đó nói ” Gặp nhau nhìn quần áo, tiễn nhau nhìn tâm hồn”. Lần đầu bạn ‘gặp những giáo viên tương lai của bạn, một cái ấn tượng khó quên là, đầu tóc gọn gàng, ăn mặc chỉn chu, và 您好 – 我是越南学生。。。。, 我爸爸是越南国家主席 sẽ lập tức thu hút được giáo viên. Nếu bạn nói được câu đó với giáo viên với một phong thái đầy quyền lực thì yên tâm. BAO ĐỖ là có thật😊.

 

7.BỎ TIPS NHỮNG KĨ XẢO KHÁC

7.1 Vào các group, anh chị ơi, có ai học trường này không ạ?, cho em làm quen với, năm ngoái anh chị phỏng vấn như thế nào, chỉ em với ạ…. =》 Đường ở mồm 🙂
7.2 Một số loại hình học bổng, phỏng vấn kèm theo việc đọc thật diễn cảm một bài khóa, chuẩn bị cho việc này bằng cách đọc nhiều văn bản ngắn. Đọc cần có hồn, đừng sợ phát âm không hay, chỉ sợ run quá âm phát không ra thôi.
7.3 Chia sẻ một câu chuyện thật thú vị về du học. Cái này ai chém gió hay thì thắng, nhưng tự lượng sức mình, ý tưởng có thể bay cao bay xa, nhưng lượng sức để kể không đang cao trào thì không diễn tả được câu văn tiếp theo do vướng vào lối suy nghĩ của người năng lực ngôn ngữ không phải quá tốt.
7.4 “疫情情况不好,您和家人多多保重身体, 谢谢您已经给我抽出了您珍惜的时间,希望9月份可以在校见到您。“ – Một lời chào thật hay và ý nghĩa để có một cái kết trọn vẹn cho một cuộc đấu trí.

Từ những câu hỏi thông thường… 

Thông thường các buổi phỏng vấn sẽ bắt đầu với việc giới thiệu bản thân (dù người phỏng vấn chắc chắn đã đọc qua hồ sơ của bạn). Trong lúc giới thiệu, có hai điều bạn nên nhắc đến đó là nguyện vọng được học tập tại ngôi trường mà bạn đã chọn, và “nhắc khéo” chi tiết bạn không có một hoàn cảnh tài chỉnh vững chắc để có thể theo học (nếu không có sự trợ giúp của học bổng). Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý không nên “làm quá” với cảm xúc của mình mà hãy bình tĩnh chia sẻ số tiền ba mẹ bạn kiếm được, cùng những mối bận tâm khác trong gia đình (chẳng hạn việc chu cấp việc học cho em bạn). Đây là một lí do chính đáng và là nguyên do khiến bạn phải đăng kí xin học bổng này.

Phần thứ hai sẽ liên quan đến ngôi trường mà bạn đang nhắm tới. Hãy cố gắng thể hiện nhiệt huyết của bạn qua giọng nói khi nhắc tới quyết tâm học tập và những dự định tương lai.

Tiếp đó, người phỏng vấn sẽ ít nhiều nhắc tới học bổng và có thể sẽ hỏi đến việc bạn sử dụng chúng. Cách tốt nhất để đối phó với câu hỏi này lại bạn hãy thật thà trả lời rằng mình đã lên kế hoạch sử dụng chúng vào việc gì: sách vở dụng cụ học tập, phương tiện di chuyển, tiền nhà và ăn ở… Nếu có thể, hãy đưa một con số cụ thể vì điều này thể hiện rằng bạn đã tìm hiểu cụ thể về mức sống ở điểm đến cũng như có hoạc định tài chính cho riêng mình.

Cuối cùng, một câu hỏi cũng khá quan trọng để quyết định việc cấp học bổng đó là “Bạn có kế hoạch giúp đỡ gì cho trường sau khi tốt nghiệp?” Thông thường, những người làm trong ngành giáo dục vẫn thích những ai sống “có trước có sau”, do đó, đối với dạng câu hỏi này, cách làm thông minh duy nhất là câu trả lời “Có”. Để thuyết phục hơn, bạn nên đưa ra một kế hoạch chi tiết hơn (ví dụ bạn sẽ tham gia vào diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm du học cho sinh viên hậu bối hay xa hơn là lập quỹ học bổng…) Tất nhiên, chân thành và thật thà phải luôn là hai “từ khóa” bạn luôn phải tuân thủ trong khi trả lời vì đây là hai điều có thể nhận thấy được đối với những người đã có nhiều kinh nghiệm phỏng vấn.

Dưới đây là một số câu hỏi thông thường trong khi phỏng vấn du học).

Một số câu hỏi thông thường khi phỏng vấn ngành Hán ngữ

  1. 请用2分钟介绍一下自己?

Giới thiệu bản thân trong 2 phút?

  1. 为什么选择汉语这个专业?

Tại sao bạn lại lựa chọn ngành Hán ngữ?

  1. 为什么选择东北师范大学?

Tại sao bạn lại lựa chọn trường Đại học Sư phạm Đông Bắc?

  1. 为什么学习汉语?

Tại sao bạn chọn học tiếng Trung?

  1. 毕业后的打算?

Dự định sau khi tốt nghiệp của bạn là gì?

  1. 学习计划怎么安排?

Bạn sắp xếp kế hoạch học tập ra sao

  1. 介绍一下越南比较特色的文化?

Bạn giới thiệu đôi nét về văn hoá đặc sắc của Việt Nam

  1. 你了解哪些中国文化?

Bạn biết những nét văn hoá nào của Trung Quốc?

  1. 简单介绍一下过去研究成果

Bạn hãy giới thiệu ngắn gọn về thành tích nghiên cứu mà bạn từng đạt được

  1. 将来研究计划(论文写什么)

Kế hoạch nghiên cứu trong tương lai của bạn là gì, Ví dụ đề tài viết luận văn của bạn là gì?

  1. 研究思路如何

Hướng tư duy nghiên cứu ra sao?

  1. 专业相关书目看过哪些,什么内容?

Bạn đã từng đọc qua sách về lĩnh vưc nào, nội dung gì ?

  • Các bạn đọc lại một lần nữa kế hoạch học tập, đọc kỹ các Tips phỏng vấn hầu như các câu hỏi sẽ căn cứ vào bảng kế hoạch học tập.
  • Học sinh nên viết các câu trả lời ra giấy, học thuộc câu trả lời ,tập trả lời trước gương thuần thục
  • Nếu bạn nào chưa biết tiếng Trung có thể viết PinYin và học thuộc,
  • Cuối cùng là chuẩn bị một tâm lý thoải mái và tự tin, trả lời đúng đủ ấn tượng.
Nhóm câu hỏi Câu hỏi phổ biến
Nhóm câu hỏi giới thiệu bản thân

 

·         Mời bạn giới thiệu về bản thân trong 2 phút

·         Tính từ nào thích hợp nhất để giới thiệu về bản thân

·         Những điểm mạnh và hạn chế của bạn là gì?

·         Bạn có nghĩ mình sẽ sửa đổi được những hạn chế đó không?

·         Bạn đã từng nắm vai trò lãnh đạo bao giờ chưa (cả trong học tập lẫn đời sống).

·         Điều khiến bạn tự hào nhất về bản thân là gì?

 

Câu hỏi chung về bản thân và kế hoạch tương lai

 

·         Hãy giới thiệu về bạn và trình độ chuyên môn

·         Hãy kể ra hai người (một người bình thường và một người trong lĩnh vực) đã có tác động đến quyết định bạn gắn bó với lĩnh vực này

·         Tại sao bạn lại quyết định chọn ngành học này? Điều gì đã ảnh hướng đến quyết định đó?

·         Bạn đã từng đi nước ngoài chưa? Nếu có thì bạn đã đi đâu?

·         Bạn đã học được gì từ những chuyến đi đó?

·         Mục đích nghề nghiệp trong tương lai của bạn là gì?

·         Nếu không nhận được học bổng này, bạn sẽ làm gì?

·         Bạn sẽ trở thành người như thế nào trong 5 hay 10 năm nữa?

·         Học bổng này có ý nghĩa như thế nào với con đường sự nghiệp của bạn?

 

Nhóm câu hỏi liên quan đến hồ sơ đăng kí

 

·         Bạn trông rất hiểu biết nhưng tại sao điểm số của bạn trong học bạ chỉ toàn Trung bình/Khá? Bạn có giải thích nào cho việc này không?

·         Bạn viết trong lí lịch rằng bạn thích đọc sách văn học cổ điển thế giới. Vậy tác phẩm nào là tác phẩm tâm đắc nhất của bạn?

·         Trong bản đăng kí, bạn có nói từng tham gia các hoạt động tình nguyện quốc tế. Đâu là hoạt động gần nhất bạn đã tham gia?

·         Bạn có viết bạn rất thành thạo tiếng Tây Ban Nha. Hãy giúp tôi dịch đoạn hội thoại này.

·         Bạn có thể kể về tiểu sử tóm tắt của người đã lập nên học bổng này không? Bạn có biết về học bổng này do ai/ cơ quan nào cấp không?

Nhóm câu hỏi về kinh nghiệm học tập (nếu có) và đề tài nghiên cứu

 

·         Bạn đã từng theo học bậc cử nhân ở đâu (nếu có)?

·         Trường cũ của bạn có những lợi thế và hạn chế nào trong giảng dạy?

·         Bạn có viết rằng bạn mong muốn thực hiện đề tài _______. Liệu bạn có thể giới thiệu đôi nét về đề tài đó không?

·         Bạn có thể giải thích rõ hơn về những phương pháp bạn dự định sẽ sử dụng để thực hiện đề tài đó?

·         Theo bạn đâu là khó khăn lớn nhất trong quá trình thực hiện đề tài này?

Nhóm câu hỏi về chuyên ngành và trường, ngôn ngữ mà bạn chọn? ·         Tại sao bạn lại chọn ngành giảng dạy Hán ngữ quốc tế?

·         Tại sao bạn lại chọn trường đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh?

·         Tại sao bạn lại học tiếng Trung?

Kế hoạch học tập và dự định sau này ·         Dự định sau khi tốt nghiệp của bạn là gì?

·         Bạn sắp xếp kế hoạch học tập ra sao?

Văn hóa Trung Việt ·         Hãy giới thiệu đôi nét về văn hóa độc đáo của Việt Nam?

·         Bạn biết những nét văn hóa nào của Trung Quốc?

Thành tích và hướng nghiên cứu khoa học, định hướng ·         Hãy giới thiệu ngắn gọn về thành quả nghiên cứu mà bạn đã từng đạt được trong quá khứ?

·         Kế hoạch nghiên cứu trong tương lai là gì? Ví dụ viết luận văn đề tài gì>

·         Hướng tư duy nghiên cứu ra sao?

·         Đã từng đọc qua các loại sách về lĩnh vực nào, nội dung gì?

Nhóm câu hỏi về các vấn đề thời sự

 

·         Tôi vừa đọc được tin tức về ________. Bạn có bình luận gì về vấn đề này không?

·         Bạn nghĩ cuộc khủng hoảng hiện tại sẽ được giải quyết trong bao lâu nữa?

·         Bạn nghĩ gì về “chủ nghĩa can thiệp” của Hoa Kỳ vào các vấn đề trên thế giới?

·         Bạn nghĩ gì về chủ nghĩa khủng bố?

·         Theo bạn, năm thành tựu khoa học lớn nhất trong thập kỷ qua là gì?

·         Bạn có thể nêu định nghĩa vắn tắt về toàn cầu hóa?

Nhóm câu hỏi về cá nhân và sở thích

 

·         Trong lúc học tập, bạn thường làm gì để giải trí?

·         Trong “cuộc đời tình nguyện” của bạn, dự án nào để lại cho bạn nhiều ấn tượng nhất và tại sao?

·         Bạn nghe thể loại nhạc gì?

·         Trong bản đăng kí bạn nói rất quan tâm đến mỹ thuật. Bạn ấn tượng nhất trào lưu hội họa nào?

·         Cuốn sách gần nhất mà bạn đọc là gì?

·         Bạn có nhớ tên của đạo diễn của bộ phim gần nhất mà bạn xem không?

·         Nếu trúng xổ số và bỗng chốc trở thành triệu phú, bạn sẽ làm gì?

 

… đến câu hỏi tình huống “độc lạ”

Bên cạnh những câu hỏi phỏng vấn xoanh quanh bản thân bạn và học bổng, giám khảo có thể đưa ra những câu hỏi tình huống để thách thức khả năng suy luận và tính sáng tạo của thí sinh. Đặc biệt, những câu hỏi này thường sẽ liên quan mật thiết đến lĩnh vực bạn đang nhắm tới ở trường đại học.

Trong trường hợp phỏng vấn xin học bổng ở các trường đại học danh tiếng, câu hỏi đánh đố có tần xuất cao hơn. Đây là những dạng câu hỏi bề ngoài gắn liền với thực tế nhưng bên trong thì yêu cầu thí sinh vận dụng kiến thức chuyên môn và kĩ năng cũng như “cái tôi” cần có để gây ấn tượng với đại diện trường.

Sau đây là 5 câu hỏi mà Times Higher Education từng trích lược từ danh sách câu hỏi phỏng vấn của đại học Oxford

  1. Ngôn ngữ hiện đại (Tiếng Pháp): Điều gì tạo nên một cuốn tiểu thuyết hay vở kịch mang tính “chính trị”?
  2. Y học: Có khoảng 1 trong 4 người chết ở Vương quốc Anh bởi vì ung thư, nhưng ở quốc gia Phi-líp-pin, con số chỉ 1 trên 10 người. Yếu tố rõ nét nào đã làm nên sự khác biệt này?
  3. Tâm lý: Bạn nghĩ điều gì liên quan đến việc đỗ lỗi cho ai đó?
  4. Toán học: Hãy tưởng tượng 1 chiếc thang dựa vào bức tường theo chiều thẳng đứng. Nấc thang giữa được tô màu khác để chúng ta có thể nhìn thấy cái thang từ bên cạnh. Vậy nấc thang giữa sẽ cho ra hình gì khi thang rơi xuống sàn?
  5. Tâm lý học thực nghiệm: Một cuộc thí nghiệm lớn cho thấy anh chị trong gia đình liên tục đạt điểm cao hơn em trong bài kiểm tra trí tuệ. Tại sao thực tế này lại diễn ra?

Đừng lo lắng, những câu trả lời lý tưởng nằm ngay bên dưới…

Nếu được hỏi như trên, bạn sẽ trả lời như thế nào? Thật ra những câu hỏi này không thực sự có một câu trả lời chính xác. Chúng ta hãy cùng phân tích để xem hội đồng thi có hàm ý gì khi đưa ra những câu hỏi này nhé.

  1. Điều gì tạo nên một cuốn tiểu thuyết hay vở kịch mang tính “chính trị”?

Tiến sĩ Helen Swift, người từng tham gia phỏng vấn ứng viên ở St Hilda’s Colleg đánh giá đây là một câu hỏi tổng quan. Theo đó, nhà trường muốn bạn trả lời cho câu hỏi “Yếu tố nào làm nên tính chính trị?”. Bạn có thể phân tích mặt nội dung hay phong cách của tác phẩm, phát biểu suy nghĩ về đánh giá đó. Ngoài ra bạn cũng có thể đặt ngược lại câu hỏi rằng “Có bộ môn nghệ thuật nào là không có tính chính trị ẩn sau”, hay đưa dẫn chứng cụ thể về một tác phẩm nổi tiếng mà tác giả cho rằng nó không có yếu tố chính trị, nhưng dư luận lại có suy nghĩ trái ngược…

Mục đích của dạng câu hỏi này khiến thí sinh phải lật đi lật lại vấn đề và đôi lúc có thể thay đổi quan điểm ngay trong quá trình phỏng vấn, và để làm tốt dạng câu hỏi này, bạn cần cho thấy mình là người luôn sẵn lòng đón nhận và có khả năng giải quyết khó khăn, đón nhận các ý tưởng mới.

  1. Có khoảng 1 trong 4 người chết ở Vương quốc Anh bởi vì ung thư, nhưng con số chỉ 1 trên 10 người ở quốc gia Philippines. Yếu tố rõ nét nào làm nên sự khác biệt này?

Khi nhận được kiểu câu hỏi này, bạn có thể đặt ngược lại những câu hỏi, chẳng hạn như “Số liệu này đến từ đâu, độ tin cậy của nó như thế nào?”. Kiến thức xã hội sẽ giúp ích nhiều vì bạn sẽ nhận ra những yếu tố như lối sống thường ngày ở Anh vốn không lành mạnh, hay tuổi thọ ở Philippines thấp hơn đáng kể so với Anh cùng với những nguyên nhân gây tử vong thường hay tồn tại ở những nước đang phát triển… dẫn đến phát sinh sự khác biệt được đề cập trong câu hỏi.

Câu hỏi yêu cầu thí sinh kĩ năng giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, khả năng giao tiếp vốn là những yếu tố không thể thiếu trong mô hình giảng dạy của trường Oxford.

  1. Bạn nghĩ điều gì liên quan đến việc đỗ lỗi cho ai đó?

Có nhiều cách để tiếp cận câu hỏi: Bắt đầu với việc gợi ý rằng trường hợp A đổ lỗi cho B vì A nghĩ B đã làm điều gì đó sai, nhưng thực tế còn chỉ ra rằng B không nhất thiết phải làm gì sai, bởi việc đổ lỗi phức tạp hơn là chỉ làm gì đó sai trái.

Thay vào đó, vấn đề còn được tranh luận rằng đỗ lỗi thường đi kèm với những cảm xúc như tức giận hay oán hận. Một lần nữa, chúng ta có thể lật ngược tình huống để hiểu rõ bản chất của sự đỗ lỗi: trường hợp ai đó làm sai nhưng không chịu là mình sai chẳng hạn.

Cách trả lời của bạn khi đó sẽ thể hiện khả năng đánh giá về một nhận xét nào đó, cũng như tính sáng tạo trong việc đưa ví dụ, luận cứ luận điểm hay những suy nghĩ sâu xa, nghiêm túc thông qua hàm ý của vấn đề.

  1. Hãy tưởng tượng 1 chiếc thang dựa vào bức tường theo chiều thẳng đứng. Nấc thang giữa được tô màu khác để chúng ta có thể nhìn thấy cái thang từ bên cạnh. Vậy nấc thang giữa sẽ cho ra hình gì khi thang rơi xuống sàn?

Câu hỏi đánh giá sự trừu tượng hóa những thông tin không quan trọng và sử dụng toán học đại diện cho một tình hu

Mặc dù thí sinh thường phát thảo những giai đoạn khi thang rơi xuống sàn, phương án tiếp cận đúng đắn là mô hình hóa sự rơi bằng phương trình toán học. Tiến sĩ Cotton-Barratt từ cao đẳng Christ Church cho rằng: “Nếu thí sinh chưa tìm ra hướng giải quyết, chúng tôi sẽ gợi ý hình dạng nào tạo nên từ cái thang, bức tường và sàn, và cuối cùng họ sẽ nhận ra qua các giai đoạn, chiếc thang hình thành 1 tam giác vuông. Tiếp đến dùng định lý Pi-ta-go để tìm ra câu trả lời” (tạo thành ¼ vòng tròn có trọng tâm là điểm giao nhau giữa tường và sàn).

  1. Một cuộc thí nghiệm lớn cho thấy anh chị lớn liên tục đạt điểm cao hơn em trong bài kiểm tra trí tuệ. Tại sao thực tế này lại diễn ra?

Thí sinh khi bàn luận về câu hỏi này sẽ nghĩ tới cả yếu tố khoa học như tuổi sinh đẻ (người mẹ lớn tuổi hơn khi sinh đứa con sau), hay thứ tự sinh nở có thể ảnh hưởng đến hành vi, ví dụ những đứa con đầu phải chịu sự thay đổi trước và sau khi em mình chào đời. Có thêm một lý do nữa từ những tác động của môi trường bên ngoài, ví dụ anh chị lớn khi dạy lại em nhỏ những kĩ năng và kiến thức từng học qua sẽ có lợi cho nhận thức (vì được học thêm một lần nữa thông qua việc truyền đạt cho người khác)”.

Dẫu cho sự giải thích cặn kẽ đó, giáo sư Watkins từ trường St Anne nói rằng không có giới hạn câu trả lời duy nhất cho câu hỏi này, và người phỏng vấn sẽ ấn tượng hơn với những câu trả lời họ chưa từng nghe, thông qua đó thấy được khả năng phân tích quan sát và tư duy sáng tạo của thí sinh.

Tóm lại, dể trả lời những câu hỏi như trên tốt nhất, chúng ta cần sự rèn luyện tư duy và áp dụng kiến thức đã học được để phân tích những sự việc diễn ra hằng ngày, nhìn vấn đề từ nhiều phương diện, phản biện và áp dụng được trí sáng tạo của bản thân khi phản biện. Điều quan trọng nhất là phải “siêng năng suy nghĩ”, đọc và suy luận nhiều – như vậy bạn mới tìm ra những phương án mới, học và làm việc hiệu quả.

B.CÁCH ĐỂ CÓ 1 VIDEO ẤN TƯỢNG

Nhiều trường yêu cầu học sinh quay video, mục đích là để kiểm tra khẩu ngữ và phần phản ứng của học sinh, đôi khi là cả tinh thần của học sinh nữa. Vì sao ạ?

  • Trường học không thể nhận 1 học sinh nói năng không được lưu loát, thiếu tự tin, ngay cả bản thân mình cũng không giới thiệu cho ra ngô ra khoai, thì làm sao có đủ năng lực học tập và tiếp thu kiến thức mới với một ngôn ngữ thứ 2?
  • Nếu bạn ở trạng thái lờ đờ, thiếu sức sống, thử tưởng tượng, thầy cô đứng trên bục giảng, thấy dảng vẻ đó, sẽ đánh giá bạn thế nào? Vì thế, hãy thật rạng rỡ, tự tin, và ở trong trạng thái tinh thần tốt nhất nhé.
  • Khi quay video giới thiệu bản thân, hãy nhớ cúi dầu chào trước, điều đó thể hiện bạn là một người lễ phép, biết lễ nghĩa, cử chỉ nhỏ đó sẽ gây ấn tượng rất sâu sắc với thầy cô đó.
  • Video có nội dung gì: chủ yếu sẽ là giới thiệu bản thân, tên, tuổi, quê quán, gia đình có mấyngười, sở thích là gì, vì sao lại chọn học tiếng Trung, câu nói yêu thích của bạn là gì, có kỷniệm đẹp gì với Trung Quốc hoặc người bạn Trung Quốc, động lực học tiếng Trung…
  • Một lưu ý cực kì quan trọng là luôn mỉm cười, tự tin, lễ phép, chứ đừng ú ớ là mất điểm ngay.
    Nên hãy tự tin và tỏa sáng nhé.
  • Nếu bạn nào mà chưa tự tin, có thể viết trước phần giới thiệu bản thân mà bạn muốn nói, sau đó luyện tập trước gương nhiều lần. Có thể nhờ thầy cô hoặc bạn bè sửa trước lỗi chính tả, phát âm, ngữ pháp và luyện tập cùng nhé.
  • Có thể tham khảo mẫu các câu hỏi và nội dung phỏng vấn mà BACO đã chuẩn bị sẵn cho các bạn trên bài nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *