BÍ KÍP LÀM BÀI THI HSK4 ĐẠT ĐIỂM CAO

Để có một công việc tốt hơn hay có 1 vé để du học thì HSK là một yếu tố xét không thể bỏ qua. Vậy làm thế nào để thi HSK4 đạt được điểm cao? Cùng ad tham khảo vài tip nho nhỏ này nhé!

Bài thi có 3 phần: nghe-đọc-viết, mỗi phần sẽ có quy định thời gian làm bài và tô đáp án cho thí sinh. Tổng cộng toàn bài thi có 100 câu làm trong 100 phút. Cụ thể: 

Nghe: 45 câu hỏi- 30 phút (nghe xong sẽ có 5 phút để chọn đáp án)

Đọc hiểu: 40 câu hỏi 40 phút

Viêt: 15 câu-25 phút

Ngoài ra các bạn còn có thêm 5 phút để điền thông tin, họ tên.

Vì đi thi có áp lực về thời gian nên các bạn nhớ căn thời gian phù hợp để có thể hoàn thành bài thi tốt. Kể cả khi làm thử đề thi ở nhà, bạn cũng nên tự bấm thời gian mỗi phần và nên làm khoảng 90 phút. Vì khi thi thật sẽ áp lực hơn và nên dàng 5 -10 phút cuối để kiểm tra bài trước khi nộp. Chúng ta hãy cùng nhau đến với từng phần thi nào!

I.NGHE

Gồm 45 câu hỏi, làm trong vòng 30 phút, chia thành 3 phần nhỏ.

Phần 1: Gồm 10 câu hỏi phán đoán đúng sai.

Phần này gồm 10 câu. Các bạn sẽ được nghe 1 đoạn ngắn khoảng 2-3 câu. Và đề bài sẽ là một mệnh đề liên quan đến hội thoại đó, các bạn phải lựa chọn xem mệnh đề đó là đúng hay sai so với nội dung vừa được nghe.

VD: 我想去办个信用卡。今天你有时间吗?陪我去一趟银行。

他打算去银行()

Phần 2: Gồm 15 câu hỏi chọn đáp án đúng. Bạn sẽ được nghe 1 đoạn đối thoại ngắn, thường mỗi người nói một lượt, và sau cùng sẽ là câu hỏi có liên quan đến cuộc hội thoại và bạn phải chọn 1 đáp án đúng trong 4 đáp án A,B, C, D.

Phần 3: Cũng là nghe 1 đoạn hội thoại và chọn đáp án đúng trong 4 đáp án, gồm 20 câu. Tuy nhiên để tăng độ khó, sẽ là cuộc đối thoại dài hơn giữa 2 người, thông thường là 2-3 lượt.

->Điều đầu tiên, các bạn phải tập trung nghe đài. Khả năng nghe của mỗi người là khác nhau, có thể bạn không nghe và hiểu hết cuộc hội thoại nhưng hãy cố gắng bắt được những thông tin cơ bản, các từ keyword để có cơ sở đưa ra đáp án. Vì các bạn chỉ được nghe MỘT LẦN.

Ở phần 1, là một mệnh đề lựa chọn nên chỉ có thể có 2 đáp án, nội dung nghe không quá nhiều và tốc độ đọc tương đối chậm. Đây chính là phần lấy điểm nên các bạn hãy cố gắng làm đúng hết phần này.

Phần 2 và phần 3:

  • ĐỌC ĐÁP ÁN TRƯỚC KHI NGHE CUỘC HỘI THOẠI

Vì đây là hai phần nghe hội thoại nên sẽ có sự trao đổi thông tin với nhau. Khi đọc đáp án, bạn sẽ thấy những điểm tương đồng giữa các đáp án và có thể đoán được nội dung cuộc hội thoại. Vì thế, trong quá trình nghe bạn sẽ chủ động nắm bắt được các từ khóa cần thiết để đưa ra được đáp án chính xác.

VD: đáp án đều là địa điểm: 银行、办公司,公园,医院 thì nội dung cuộc hội thoại chắc chắn sẽ liên quan đến địa điểm. Vậy khi nghe, bạn cố gắng nghe các địa điểm được nhắc đến trong bài là đã có thể chọn được đáp án chính xác rồi. Mặt khác, các địa điểm chắc chắn sẽ khác nhau về mặt bối cảnh rất nhiều nên bạn rất dễ trong việc loại trừ đáp án. Kể cả cuộc hội thoại nhiều lượt phần 3, sẽ có nhiều thông tin hơn để làm nhiễu và gây sự nhầm lẫn cho bạn nhưng vì có chuẩn bị tâm lý và nắm bắt keyword bạn cũng sẽ dễ dàng tránh các bẫy trong bài hơn.

Bạn có thể tranh thủ thời gian còn thừa khi điền thông tin cá nhân, hoăc thời gian đợi đài nhảy cuộc hội thoại để đọc qua các câu trả lời phía dưới. Tuy nhiên bạn nhất định KHÔNG NÊN gắng đọc đáp án của câu 5 trong khi đài đã phát cuộc hội thoại của câu 1. Vì như vậy sẽ khiến đầu óc bạn không tập trung và KHÔNG NGHE ĐƯỢC HỘI THOẠI.

  • NGHE HỘI THOẠI VÀ KHOANH ĐÁP ÁN 

Có những bạn có thói quen hoặc trong quá trình ôn cố gắng nghe và hiểu hết hội thoại nên thường vừa nghe vừa nghi nội dung hội thoại nghe được ra giấy. Điều này là không nên khi đi thi mà bạn chỉ nên luyện tập ở nhà. Vì tốc độ viết của bạn chắc chắn không thể nhanh bằng tốc độ đài đọc. Và khi viết không kịp, tất nhiên bạn sẽ bị cuống và có thể không nghe đủ nội dung cần thiết để đưa ra đáp án.

Bạn cũng có thể viết các từ khóa ra giấy với nội dung tương đối phức tạp như ở phần 3. Ví dụ bạn xác định cuộc hội thoại liên quan đến địa điểm. Vậy bạn có thể viết những địa điểm được nhắc đến trong bài ra. Nhưng khi viết ra có thể bạn gặp trường hơp quên phiên âm hoặc chữ Hán khiến bạn lại bị vướng như mình có nói. Một phương án hay hơn là bạn nên tích luôn những phương án trong bài nhắc tới mà đáp án cũng có. Và phần lớn các địa điểm hội thoại nhắc đến có trong đáp án đều là đám án chính xác. Còn nếu như nó là một câu hỏi nhắc đến nhiều hơn 1 địa điểm, có bẫy thì ít ra bạn cũng đã loại trừ được khoảng 50% các phương án sai rồi.

Mức độ nghe ở HSK4 là không quá phức tạp nên đối với những bạn nghe được ra luôn đáp án, hãy cứ mạnh dạn khoang luôn vào giấy thi, đừng làm ra đề rồi làm xong lại đi khoanh lại, nó sẽ làm mất thời gian hơn rất nhiều.

  • LOẠI BỎ NHỮNG CÂU KHÔNG LÀM ĐƯỢC NGAY LẬP TỨC

Khi nghe không được một câu nào đó, các bạn thường sẽ đọc đi đọc lại câu hỏi và cố nhớ những dữ kiện đã nghe thấy, phân vân chọn đáp án. Điều này ảnh hưởng đến tâm lý thi rất nhiều và dễ khiến bạn không nghe và làm được những câu tiếp theo. Vì vậy hãy loại bỏ ngay những câu chưa làm được ra khỏi đầu và tập trung làm những câu hỏi tiếp theo. Chỉ môt vài câu không nghe được không phải vấn đề lớn và sau khi nghe xong cả 45 câu các bạn có 5 phút chọn đáp án, hãy tận dụng thời gian này để đọc lại những câu chưa làm được và chọn đáp án. Kể cả khoanh bừa thì các bạn vẫn có xác suất khoang đúng 25% cơ mà 🙂

  • MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP TRONG ĐỀ

Với những bạn ôn luyện làm bộ đề thì hẳn các bạn đã quá quen với những dạng câu hỏi như: Ở đâu? Khi nào? Làm nghề gì? Có quan hệ như thế nào?Đang làm gì?

Đây là những câu hỏi phổ biến và các bạn đều có thể gặp trong bất cứ bộ đề thi HSK4 nào. Chính vì vậy, khi nhìn vào đáp án bạn có thể đoán ngay được loại câu hỏi, và gần như chưa cần nghe hết cuộc hội thoại bạn đã có thể chọn được đáp án đúng. Do đó, hãy và nên phân chia các dạng câu hỏi trong đề để dễ dàng phán đoán. Và một số câu hỏi thường gặp trong đề nghe HSK4 là:

他们俩有什么关系?-câu hỏi mối quan hệ: nên để ý cách xưng hô trong hội thoại

这段话最可能是在那?-địa điểm: lắng nghe các địa điểm đang được nhắc tới, bối cảnh xảy ra câu chuyên( bác sĩ, y tá thì ở bệnh viện; nhắc đến con cái thường ở trường và ở nhà,..)

他们在做什么?-đang làm gì: chú ý các động từ

什么时候。。。(做什么)?-câu hỏi thời gian( làm gì thời gian nào. VD: khi nào anh ấy đi công tác): mốc thời gian gắn liền với hoạt động nào đó

他做什么工作?-câu hỏi về công việc: các xưng hô cũng như bối cảnh hội thoại ( hỏi thăm tình hình sức khỏe thì có thể là y tá hoặc bác sĩ, giao công việc học tập thì có thể là thầy cô giáo, cán bộ trong lớp, trường,…)

他是怎么样的人?-câu hỏi về tính cách: chú ý các tính từ và các giải quyết phương án cũng như những câu nhận xét.

II.ĐỌC HIỂU

Phần đọc hiểu gồm 40 phút cho 40 câu, trung bình 1 câu 1 phút. Hãy nhớ thời gian để căn đúng giờ

Phần 1: Điền từ vào chỗ trống.  Trong đó 5 câu là điền từ vào câu đơn, 5 câu là điền từ vào hội thoại. Các từ được cho ở phần này có đọ tương đồng về nghĩa không cao nên dạng câu hỏi như này cũng tương đối đơn giản, bạn cần dựa vào ngữ cảnh của câu nói hoặc hội thoại để chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu, nếu như gặp từ mới không biết nghĩa , các bạn có thể sử dụng phương pháp loại trừ.

Phần 2: Gồm 10 câu sắp xếp thứ tự. Đề bài sẽ cho 3 vế câu, chúng ta phải sắp xếp thành 1 câu hoàn chỉnh phù hợp ngữ pháp, ngữ nghĩa. Phần này các bạn cần nắm vững được các cấu trúc ngữ pháp tạo câu và logic của câu.

  • CHÚ Ý CÁC LIÊN TỪ

Là một đoạn văn, chắc chắn sẽ có sự liên kết giữa các câu. Và liên từ sẽ là một phần không thể thiếu để liên kết nội dung giữa các câu đấy. Vì vậy hãy chú ý đến các liên từ này. Nó sẽ là từ khóa để chúng ta sắp xếp câu ở phần này. Tuy nhiên, xuất hiện trong bài thường không phải là cặp liên từ mà thường là các cụm từ. Điểm qua một số cụm từ thông dụng nhé!

1:由于:                            /Yóuyú/                             bởi, do, bởi vì
2.因/因为:                       /Yīn/yīnwèi/                       do, bởi
3.所以:                           /Suǒyǐ/                               cho nên
4.于是:                           /Yúshì/                               thế là, ngay sau đó
5.然后:                            /Ránhòu/                           sau đó
6.从而:                            /Cóng’ér/                           do đó, vì vậy
7.为什么:                        /Wèishéme/                       tại sao, vì sao
8.原因:                            /Yuányīn/                          nguyên nhân
9.结果:                            /Jiéguǒ/                             kết quả
10.既然:                          /Jìrán/                                đã vậy

…………

Phần 3: chọn đáp án đúng (gồm 20 câu). Từ câu 66 đến 79 là các đoạn văn ngắn khoảng 3-5 câu, dưới mỗi đoạn sẽ đưa ra 1 câu hỏi. Từ câu 80-85 là các đoạn văn dài hơn một chút, 3 đoạn văn, mỗi đoạn là 2 câu hỏi.

  • ĐỌC CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC ĐOẠN VĂN

Điểm hạn chế nhất khi đi thi chính là vấn đề thời gian. Vậy nên chúng ta phải làm bài một cách nhanh và chính xác nhất. Vì sao chúng ta phải đọc câu hỏi trước rồi mới đọc đoạn văn? Vì chúng ta chỉ cần thông tin để trả lời câu hỏi, những thông tin khác là THỪA. Khi đọc câu hỏi, biết câu hỏi là gì, thông tin mình cần tìm là gì, sau đó bạn hãy lướt nhanh qua đoạn văn và chỉ cần đọc hiểu phần thông tin trả lời cho đáp án, không cần hiểu cả đoạn văn.

  • LÀM CÂU DỄ TRƯỚC

Quan trọng nhất là bạn phải hiểu được câu hỏi, xem người ta hỏi gì. Nếu hiểu câu hỏi và không quá hiểu đoạn văn, không tìn được thông tin liên quan, hãy làm những câu hỏi dễ trước và đánh dấu những câu hỏi chưa làm được. Khi làm xong những phần bạn chắc chắn hãy quay lại những câu hỏi này. Bạn sẽ có thời gian hơn để đọc lại hoặc đưa ra các phương án loại trừ.

III VIẾT

Phần 1:Sắp xếp câu, gồm 10 câu.

  • CÂU DỄ LÀM TRƯỚC

Câu các bạn thấy ngữ pháp quen, không có từ mới thì cứ làm trước để “ấm tay” . Đây là điều cần thiết khi tham gia tất cả các kỳ thi.

  • PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN CÂU

Đối với những câu khó, những câu bạn thấy cấu trúc lạ hay từ mới xuất hiện, chúng ta nên phân tích thành phần câu ra. Điều đầu tiên là tìm được động từ đứng ở giữa. Rồi tìm chủ ngữ và những thành phần khác để sắp xếp. Cần lưu ý những câu xuất hiện cấu trúc ngữ pháp.

  • MỘT SỐ CẤU TRÚC NGỮ PHÁP THƯỜNG GẶP

Câu chữ “把”

Cấu trúc nhấn mạnh “是。。。的”

Câu có bổ ngữ: Thường xuất hiện nhất là bổ ngữ trình độ, bổ ngữ khả năng, bổ ngữ kết quả,..

。。。

Phần 2: Đặt câu với từ cho trước. Đề bài sẽ có 5 từ đi kèm với 5 bức tranh, thí sinh dựa vào đấy đặt câu có sử dụng từ cho trước.

Đối với những bạn ghi nhớ từ kém, điều cần thiết là xem bạn có nhớ từ hay không. Chính vì vậy, nên đăt những câu đơn giản mà bạn có thể nhớ chữ. Bạn đã có một số điểm nhất định.

Đối với bạn có vốn từ tốt, muốn lấy điểm cao, nên áp dụng các cấu trúc ngữ pháp đã học như bổ ngũ xu hướng, bổ ngữ trình độ, câu chữ “把”,…

VD: từ cho trước: 杂志

Bức tranh: người đàn ông ngồi trên sô pha uống cafe, đọc tap chí.

-> 我爸爸在看杂志// 我哥哥喜欢看杂志。

Đối với 1 câu đơn giản chỉ cần có chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ, các bạn đã được hơn nửa số điểm của câu này. Nhưng để đạt được số điểm cao hơn, các bạn cần vận dụng những cấu trúc đã học, không cần quá phức tạp. Như:

我爸爸坐在沙发上看杂志。

我哥哥喜欢一边喝咖啡一边看杂志。

Và đặc biệt, tuyệt đối KHÔNG ĐƯỢC QUÊN DẤU CHẤM CUỐI CÂU. Không có dấu chấm cuối câu, các bạn chắc chắn sẽ bị trừ điểm.

IV. THI MÁY

Đối với các bạn thi máy, cần chú ý những điểm sau đây.

1.Đọc hiểu:
Vì khi ôn luyện ở nhà các bạn thường sẽ làm trên giấy nên khi thi trên máy, các bạn thường không quen với việc đọc bài trên màn hình máy tính, dẫn đến tốc độ đọc và tân lý bị ảnh hưởng, dẫn đến làm bài thi không được tốt như ở nhà.

->Nên thử luyện làm đề thi trên máy nếu dự tính thi máy.

2. Viết

Trong khi phần viết thường là phần khó nhất đối với các bạn thi tay thì thi trên máy có vẻ dễ thở hơn rất nhiều. Tuy nhiên đối với những bạn chưa bao giờ hoặc rất ít gõ tiếng Trung bằng máy tính sẽ gặp khó khăn. Vì các bạn không quen, dẫn đến tốc độ đánh máy không cao, gõ nhầm, lóng ngóng khi sử dụng máy tính. Mà vấn đề này cực ảnh hưởng đến tâm lý khi thi. Chính vì vậy, hãy cũng

->Luyện gõ chữ tiếng Trung bằng máy tính trước khi thi.

3. Chuẩn bị thi

Chúng ta sẽ có thời gian thử , test máy. Hãy làm quen với máy tính, bàn phím và test tai nghe, .. để đảm bảo ổn nhất trước khi vào thi.

V. KẾT

Nguyên tắc không bỏ qua bất kỳ câu nào. Vì mỗi một điểm đều đáng quý, thậm chí quyết định đỗ trượt của chúng ta. Vì vậy hãy trân trọng từng điểm và làm bài cẩn thận. Khi đi thi các bạn thường bị tâm lý nên thường thấy đề thi khó hơn đề chúng ta tự ôn ở nhà. Do đó, hãy thử sức làm đề ở cấp độ khó hơn một chút khi tự ôn hoặc giới hạn thời gian làm bài ở nhà ít hơn thời gian thi thật. Đến lúc thi các bạn sẽ đỡ cảm giác tâm lý.

Hi vọng những tip nho nhỏ này sẽ giúp các bạn chinh phục được HSK4 một cách tốt nhất. Học là một quá trình, hãy không ngừng trau dồi kiến thức mỗi ngày. Chúc các bạn thành công!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.