CHUYÊN NGÀNH BÁO CHÍ

I. Ngành báo chí là gì?

Nhà báo là người làm nghề đưa tin chuyên nghiệp. Nhiệm vụ đặc thù của họ là tìm kiếm, xác minh, đánh giá và cung cấp thông tin về tất cả những sự kiện mới mà công chúng cần được biết mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút, thậm chí là mỗi giây.

Báo chí Trung Quốc phổ biến thông tin, kiến ​​thức liên quan đến chuyên môn, công khai, đưa tin các chủ trương, chính sách, nghị định của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chính phủ nhân dân về chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm công tác, trao đổi chuyên môn, phản ánh tiếng nói và yêu cầu của độc giả, phục vụ độc giả nhiệt tình , Nhằm thúc đẩy sự phát triển của chủ trương nghề nghiệp này và thúc đẩy xây dựng văn minh vật chất xã hội chủ nghĩa và văn minh tinh thần.

II.Học ngành báo chí ra làm gì?

Các cử nhân ngành Báo chí có khả năng thực hiện các chức trách phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo, tạp chí, hãng tin, đài phát thanh, đài truyền hình, làm cán bộ nghiên cứu-giảng dạy tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học về báo chí và truyền thông đại chúng, làm cán bộ chức năng trong các cơ quan lãnh đạo, quản lí thông tin báo chí hoặc thực hiện các chức trách công tác đòi hỏi sự hiểu biết có hệ thống, cơ bản về lí luận và kĩ năng nghiệp vụ báo chí, làm chuyên viên tại các công ty truyền thông, làm nhân viên truyền thông, quan hệ công chúng (PR)…

III. Các môn học được đào tạo

Báo chí là một ngành rất rộng, trong chuyên ngành báo chí còn nhiều chuyên ngành nhỏ khác. Nhìn chung chuyên ngành báo chí sẽ được học kiến thức chung ở những năm đầu , hay còn gọi là kiến thức cơ sở ngành như: Lý thuyết truyền thông, lịch sử báo chí, xã hội học báo chí, luật pháp và đạo đức báo chí, ngoại ngữ ,… và học chuyên môn như ngôn ngữ báo, báo giấy, báo điện tử, báo phát thanh; các mảnh báo chí như báo an ninh, báo xã hội, báo chính trị, báo văn hóa,…

IV. Cơ hội việc làm ngành báo chí

Báo chí là một trong số những ngành được quan tâm nhất hiện nay – không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi Báo chí chính là “quyền lực thứ tư” của xã hội. Vì thế, việc trở thành sinh viên ngành Báo và gắn bó với con đường đó sau này vốn là sự lựa chọn không hề tồi chút nào.

Bạn có thể trở thành phóng viên, biên tập viên làm việc tại các tòa soạn báo in, báo điện tử, các đài truyền hình, đài phát thanh. Hiện cả  nước có khoảng 700 tờ báo in và tạp  chí, cùng hàng trăm đài phát thanh truyền hình từ trung ương tới địa phương.

V. Kỹ năng khi ra trường

–   Ngành báo chí trang bị kiến thức cơ bản về lĩnh vực Báo chí, về nguyên tắc hành nghề, kỹ năng tác nghiệp, cách thức ứng xử chuẩn mực về pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Giúp sinh viên nắm được các khuynh hướng vận động phát triển của ngành, phương hướng tiếp cận, xử lý, nghiên cứu một cách có hệ thống.

–  Sinh viên học ngành Báo chí được rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp như: Khả năng tư duy lí luận, khoa học thực tiễn trong việc tham mưu, quản lý cơ quan báo chí. Biết cách tổ chức công việc hiệu quả, tự hoạt động độc lập trong phát hiện, khai thác thông tin.

–  Ngành Báo chí giáo dục sinh viên về ý thức tự giác nghề nghiệp, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, ý thức phục vụ nhân dân, và thái độ làm việc nghiêm túc, đúng đắn.

– Học ngành Báo chí giúp sinh viên hiểu được yêu cầu về tính chính xác cao, tính công bằng và trung thực trong báo chí và vận dụng các yêu cầu này trong quá trình tác nghiệp báo chí.

– Bên cạnh đó, ngành Báo chí còn đào tạo khả năng tư duy, sáng tạo tác phẩm báo chí cho sinh viên như: Báo in, báo truyền hình, báo phát thanh… Và cách thẩm định nguồn thông tin nhanh, chính xác nhất.

– Ngành Báo chí cung cấp kiến thức về nguyên tắc trình bày trong việc thiết kế báo in, website, hay xây dựng kịch bản một cách hoàn thiện về một chương trình phát thanh, truyền hình.

– Theo học ngành Báo chí, sinh viên được đào tạo chuyên sâu về các chuyên ngành: Báo in, Báo chí đa phương tiện, Báo phát thanh, Báo truyền hình, Báo mạng điện tử, Ảnh báo chí, Quay phim truyền hình…

VI. Thu nhập

Hiện nay, lương của ngành báo chí phụ thuộc vào công việc vị trí mà họ đảm nhận là gì. Công việc nào cũng vậy mà không phải riêng nghề báo chí, mức lương thu được có cao hay không còn phụ thuộc công sức bạn bỏ ra cho công việc cũng như tùy cảm nhận mỗi ngày. Bên cạnh đó mức lương còn phụ thuộc vào thâm niên kinh nghiệm làm nghề.

Với những người mới vào nghề có sự hăng hái sức lực của tuổi trẻ thì mức lương trung bình dao động ở 5 đến 6 triệu đồng/ 1 tháng. Với những người có kinh nghiệm cao hơn thì cao hơn ở mức 8 đến 10 triệu đồng/ 1 tháng.

Theo như thông tin thu thập được thì một số biên tập viên đài truyền hình VTV có những mức lương dao động từ 5 triệu đến 25 triệu đồng/ tháng. Mức lương ở đây cao hay thấp là phụ thuộc vào khối lượng công việc mà người đó đảm nhận.

Ngoài ra bạn có thể tìm kiếm công việc báo chí ở nước ngoài để có nhiều cơ hội phát triển hơn, được trải nghiệm nhiều ở các lĩnh vực như thời trang, điện ảnh, thế giới, … và mức lương sẽ cao hơn nếu bạn đáp ứng được những yêu cầu về công việc mà họ đặt ra. Đặc biệt khi làm việc cho quốc tế đòi hỏi tiếng Anh của bạn phải thật xuất sắc. Lương của những người này nằm ở mức 400 đến 500 USD một tháng (theo chia sẻ của một số người Việt Nam làm báo cho Thời báo Financial Times)

Trên đây là những thông tin về ngành báo chí và mức lương của người ngành báo chí hiện nay. Bạn hãy suy nghĩ kỹ để biết mình có đủ tự tin để chắc chắn rằng sẽ theo đuổi đến cùng ngành này hay không. Chúc các bạn thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.